Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Các nhà hoạch định chính sách vẫn lo sợ khả năng lặp lại khủng hoảng tài chính. Song giá cả tăng vọt đang trở thành đe dọa lớn hơn.
Wal-mart ở Trung Quốc không giống Wal-Mart ở những nơi khác. Các cửa hàng ở đây bán rùa và cóc sống. Các nhân viên thì vui vẻ tham gia công đoàn. Và ở Côn Minh, một thành phố phía nam Trung Quốc - nơi Wal-mart có sáu cửa hàng, công ty này cũng như một vài đối thủ cạnh tranh, hiện phải báo cáo và lý giải bất cứ hình thức tăng giá nào cho chính phủ trong vòng 48 giờ đồng hồ.
Chính sách này là một phần trong cuộc chiến không chính thống của Trung Quốc chống lại mức lạm phát đang tăng hơn 4%/ năm. Giá cả tăng cũng đang gây khó khăn cho các nền kinh tế đang phát triển khác của Châu Á.
Các nhà hoạch định chính sách trong khu vực vẫn lo sợ về khả năng lặp lại mùa thu năm 2008, khi khủng hoảng tài chính tấn công. Nhưng một mối đe doạ lớn hơn là tình trạng lặp lại vào mùa xuân và hè cùng năm đó, khi giá cả hàng hoá tăng vọt.
Ở Ấn Độ (nơi Wal-Mart bị hạn chế tham gia vào việc bán buôn), Pakistan, Bangladesh và Việt Nam, trận chiến chống lạm phát diễn ra trong cả năm.
Ở Indonesia, đất được nhượng lại nhanh chóng, khi giá cả hàng hoá tháng 11 tăng lên 6,3%/ năm. Ở những nơi khác, lạm phát vẫn ở mức vừa phải theo các chuẩn của các nền kinh tế đang nổi lên. Nhưng áp lực đang dần hình thành.
Từ tháng 6 năm nay, giá nông sản đã tăng nhanh bằng với mức năm 2007, 2008. Và chỉ số Kinh tế Châu Á của ngân hàng HSBC - chỉ số được tính toán bằng các phiếu điều tra gửi tới các nhà quản lý mua hàng trong khu vực - đã chỉ ra áp lực giá ở Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) ở mức cao nhất trong ít nhất một thập kỷ.
Nguồn gốc của sự lạm phát này đang được tranh luận rất nhiều. Một số đổ lỗi cho thời tiết xấu, như trận lũ tháng 10 ở đảo Hải Nam, Trung Quốc đã phá huỷ mùa màng và khiến cho giá lương thực tăng.
Số khác đổ lỗi cho dòng vốn quá lớn từ nước ngoài, hay tăng trưởng tín dụng nội địa. Ngân hàng trung ương Indonesia là một ví dụ, đã dừng bán trái phiếu kỳ hạn ba tháng, loại trái phiếu khiến cho những người nước ngoài thèm khát hoa lợi đang háo hức chờ cơ hội mua. Họ cũng đã suy nghĩ về việc tái lập mức trần cho các tài khoản tiền gửi bằng rupi do người nước ngoài nắm giữ, động thái mới nhất trong một loạt những chướng ngại, rào cản được tạo ra để kiểm soát dòng vốn đầu tư.
Thậm chí khi lạm phát đã tăng lên, ngân hàng trung ương vẫn kiềm chế tăng lãi suất (đã không thay đổi trong vòng 16 tháng) vì lo sợ sẽ thu hút nhiều hơn dòng vốn chảy vào. Theo cách này, nỗi lo sợ về vốn ngoại có thể gây nguy hiểm nhiều cho nền kinh tế hơn bản thân nguồn vốn ngoại.
Việc bất đắc dĩ phải thắt chặt hơn chính sách tiền tệ này đã cho phép mức tiền gửi cá nhân ở Bangladesh, Việt Nam và Ấn Độ tăng hơn 20% một năm. "Với lợi ích của việc nhận thức chậm, có vẻ như hỗ trợ tính thanh khoản đôi khi có thể quá mức hào phóng", ngân hàng trung ương Bangladesh đã thừa nhận trong báo cáo nửa năm đầu của mình.
Ở Trung Quốc, các ngân hàng định mở rộng các sổ vay nợ của mình lên hơn 18% (7,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ, hay 1,1 nghìn tỷ USD) trong năm nay, nhưng họ dường như đã huỷ bỏ giới hạn đó. Ngày 3/12, Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tuyên bố sẽ theo đuổi một chính sách tiền tệ "thận trọng" trong năm 2011, sau chính sách "nới lỏng tương đối" của năm nay. Điều đó có thể hiểu là tăng trưởng tín dụng có thể chỉ là 14% trong năm 2011.
Các nhà hoạch định chính sách ở Châu Á vẫn "nghi ngờ về những lo ngại tăng trưởng từ phương Tây", theo như lời của ông Sean Darby tại Nomura. Họ không muốn lặp lại sai lầm của năm 2008, khi họ chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính.
Nhưng các nền kinh tế Châu Á đã quay trở lại bình thường nhanh hơn so với chính sách tiền tệ. Ở các nền kinh tế mới nổi Châu Á nói chung, sản xuất công nghiệp đã theo kịp xu hướng lịch sử của mình, gần như thể cuộc Đại Suy Thoái chưa từng xảy ra.
Và thậm chí khi Mỹ và Châu Âu đang đẩy sự bi quan tới các nhà hoạch định chính sách Châu Á, họ vẫn nhập khẩu hàng hoá từ các nhà máy của đối phương. Một ví dụ khác là nền kinh tế Mỹ đã chỉ tăng 1,7% so với tốc độ thường niên trong quý hai, nhưng nhập khẩu tăng tới 33,5%. Goldman Sachs miêu tả điều này là "mức kéo thương mại lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ".
Không chỉ nhập khẩu của Mỹ tăng nhanh hơn so với sản lượng nước này, mà hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Châu Á của Mỹ cũng hồi phục nhanh hơn việc mua bán từ những nơi kém may mắn khác trên thế giới, ông Frederic Neumann của Ngân hàng HSBC chỉ ra.
Đây có thể là một hiện tượng mới, khi những người mua hàng thiếu tiền mặt quay sang các loại hàng hoá Châu Á hợp túi tiền hơn. Hay đây có thể là một chu kỳ: Các nhà sản xuất Châu Á thường thành công trong những giai đoạn đầu của vòng quay kinh tế phương Tây, khi các công ty xây dựng lại các hàng hoá tồn kho của mình với dự đoán về mức bán sẽ tốt hơn.
Hiện nay khi hàng tồn kho đã được kiểm soát tốt hơn, các doanh nghiệp Mỹ có thể là những người mua kém năng động. Goldman Sachs dự báo tăng trưởng của Mỹ sẽ giữ ổn định, nhưng nhập khẩu chậm.
Điều đó sẽ khiến mức xuất khẩu của Châu Á giảm đi. Ví dụ như các chuyến hàng tháng 11 của Đài Loan có vẻ gây ấn tượng so với năm trước ( tăng hơn 1/5), nhưng giảm nhẹ từ mùa xuân. Mức xuất khẩu của Châu Á có thể đạt đỉnh sau đó, thậm chí khi lạm phát đang dần mạnh hơn. Một chút may mắn và vấn đề trước sẽ giúp giải quyết vấn đề sau.
(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.
![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() |